Melbourne (3)

              Ngày 3 - Ngày cuối cùng ở Melbourne. Tôi trải qua cả ngày ở một thị trấn từng được coi là mỏ vàng của Melbourne. Dù đã rất hy vọng ngày hôm nay nhiệt độ tăng lên mấy độ c, thế mà nó vẫn duy trì ở mức 15-18 độ.
              Điều đặc biệt ấn tượng ở ngày này đó là cảnh dọc đường đi. Khi coi trên flickr, tôi hay tự hỏi sao cảnh bên bọn nó đẹp thế này hay chủ yếu là do photoshop , mây gì mà thành từng đám nhìn như nhưng cây keo bông gòn. Giơ qua đây mới biết đúng là nó quá đẹp, khỏi cần ps gì cả, cứ chụp lên là đẹp rồi.Những cánh đồng trải dài bát ngát, những hàng cây ven đường, những đồng cỏ, những chú dê, chú ngựa... Tất cả mọi thứ làm nên một cái gì rất Úc.Trên đường đi , chúng tôi ghé ngang một nơi sản xuất rượu của Úc. Tại đây, cảnh đẹp không kém. Chỉ tiếc rằng mùa nho đã qua nên không chụp với nho được
               Đến gần trưa, đoàn tôi mới đến được Ballarat. Cũng như ngày đầu, sau khi mới ăn xong ở khách sạn, tôi lại tiếp tục phải  tống tiếp vào mồm một bữa ăn Trung Quốc chỉ cách nhau 3 tiếng.Ăn xong, chúng tôi được đưa đi tham quan viện bảo tàng vàng. Qua bảo tàng vàng, tôi đã biết thêm được nhiều về lịch sử của thị trấn này, nó chứa đựng đầy máu và nước mắt....
              " Ballarat trước khi khám phá ra vàng từng là một thị trấn nghèo khổ. Sau khi khám phá ra vàng, hơn 40.000 ngàn người đổ về đây để khai thác, nó dần dần trở thành một thị trấn khổng lồ.Trong đó có hơn 10.000 người Hoa tới đây với mong muốn tìm thấy vàng. Người Hoa tới sau nên khi đến đây chỉ còn một ít, nhưng do người Hoa quá chăm chỉ lại làm có tổ chức nên họ rất cố gắng để lấy những gì sót lại.Và điều đó đã đe dọa người Châu Âu, một đạo luật được ban ra cấm cho người Hoa nhập cư và lúc đó người Hoa rất bị khinh thường, nhiều người bị giết. Cuối cùng người Hoa tụ lại với nhau và thành một China town để bảo vệ mình trước những gì người Châu Âu làm. Ngoài ra, những người đào vàng ở đây thường hay bị giết do những tên cướp. "
            Tiếp đó chúng tôi qua khu Sovereign nơi tái hiện lại quang cảnh thị trấn Ballarat vào năm 1851 - một thị trấn thịnh vượng. Bước chân đầu tiên vào khu này, phải nói sao nhỉ, mùi phân ngựa bốc lên nồng nặc :)) . Quang cảnh rất giống mấy phim cao bồi viễn tây tôi hay coi hồi xưa. Ở đây, các shop nó tái chế lại thành các nhà rất cổ xưa. Ở đây nhân viên đều chủ yếu là tự nguyện, mặc đồ cổ xưa, và rất dễ thương khi được đề nghị chụp hình. Ngựa ở đây cũng rất chi là to :)) để thồ người đi tham quan 1 vòng Ballarat. Tại đây, đoàn tôi được một anh hướng dẫn viên Úc hướng dẫn  - phải nói anh ấy rất chi là đẹp trai, do quá ngại nên tôi không quay film hay chụp ảnh lại được anh này.Sau khi về rồi tôi mới hối tiếc.Chúng tôi được đưa đi xuống sâu dưới lòng đất để coi cảnh đào hồi xưa. Chúng tôi xuống bằng tàu ray nên cảm giác rất "thú vị", xuống mà không thấy một cái gì hết, tối thui :)). Với lại do chỉ chú ý đến anh HDV nên tôi không để ý lắm mấy cảnh tối tăm đó -_-' . Nhưng có lẽ ấn tượng nhất dưới này là nó chiếu film về quá khứ cực khổ của người Hoa trên những tảng đá ( đoạn này nó có 45 thứ tiếng để bật cho khách du lịch duy chỉ có VN là big zero).Sau khi lên mặt đất, chúng tôi đến nơi đãi vàng. Nói đãi cho vui chứ có vàng đâu đãi, cùng lắm là vài hạt bụi. Tôi được chứng kiến " lòng tham" của con người lúc này, ai cũng ra sức làm rất chi là nghiêm túc, thậm chí là hơi ...cực đoan, có người còn nằm dài trên cát đãi :)). Quay qua quay lại lại thấy anh HDV đẹp trai, lúc này định chạy lại xin chụp ảnh thì anh ấy lại đang bận hướng dẫn cho khách cách đãi, duy chi có 2 chị cùng đoàn may mắn được chụp với ảnh này :( .
              Sau một ngày thấm mệt ở Sovereign. Chúng tôi quay lại Melbourne trải qua đêm cuối cùng ở đây.Về Mel, tôi và mẹ đi dạo một vòng. Melbourne hiện đại nhưng rất cổ kính. Melbourne không nhộn nhịp bằng Sydney, nhưng Mel trầm lắng, một nét gì đấy rất lạ. Từng dòng người tấp nập qua đường về nhà, các cửa hiệu hầu hết đã treo bảng "close", duy chỉ có tiệm thức ăn là còn mở cho những người bạn sau một ngày mệt mỏi làm việc, về nhà nghỉ ngơi...








     












Comments

Post a Comment